Monday, March 7, 2022

Khen Chê

 

 

KHÔNG DÙNG TRÍ TỤÊ, KHÔNG BIẾT CẨN TRỌNG KHEN CHÊ ĐÚNG NGƯỜI CŨNG ĐỦ BỊ ĐOẠ. BIẾT CẨN TRỌNG, BIẾT DÙNG ĐẦU ÓC ĐỂ KHEN CHÊ ĐÚNG NGƯỜI THÌ CŨNG ĐỦ SANH THIÊN.

Khen chê ở đây có nghĩa là chấp nhận hoặc đi theo chứ không phải khen chê ở cái miệng, khen chê ở đây là phủ nhận hoặc là bài xích, đó là tội nặng. Thí dụ đối với Đức Phật mình phủ nhận bài xích giáo lý của Ngài cái đó tội nặng lắm, bởi vì vấn đề không phải là cái miệng mà còn là cái tâm nữa, cái tâm ta thế nào thì mới khiến miệng ta nói vậy, khiến ta hành trì hoặc theo đuổi đối tượng ấy. Nếu gặp đối tượng đáng kính thì quả nặng lắm, còn nếu đối tượng không ra gì thì không sao. Nếu là đối tượng xứng đáng là mình đang bài xích chân lý, mình đang bài xích chánh pháp ngay đời này là trọng nghiệp, còn đối với đời sau là thói quen rất là nguy hiểm.
Giống như Đề Bà Đạt Đa khi ông có lòng oan trái với Bồ Tát, lẽ ra đó là chuyện tình cảm cá nhân của hai người trong cư xử chứ không có gì đụng chạm đến tâm linh tinh thần, nhưng vì Ngài là một người tu hành, Ngài là một vị Bồ Tát, cho nên khi ông ghét Ngài là đang ghét một người tu, ông đang ghét một người đang thực hiện chân lý, thực hành chánh pháp, kiếp nào ông thấy Ngài đang tu hành thì ông ghét.
Trong kinh nói có một kiếp Đề Bà Đạt Đa là vua, Bồ Tát sanh làm con ruột của Đề Bà Đạt Đa, ông thấy Ngài mũm mĩm đẹp như tiên, ngoan, thông minh ông cũng ghét, ông thấy hoàng hậu từ ngày có hoàng tử cứ lo cưng nựng nuông chiều làm lơ ông, bữa đó hoàng hậu đang ngồi giỡn chơi với Bồ Tát, vua đi vào hoàng hậu không biết, vua tàng hắng hoàng hậu có đứng lên hỏi hai ba câu chiếu lệ rồi ngồi xuống chơi tiếp với con, không phải bà coi thường nhưng vì thương con quá và nghĩ đây là con chung và chỗ phòng riêng thì đâu cần phải lễ vua tôi, vậy mà không ngờ suy nghĩ đơn giản đó của hoàng hậu đã dẫn đến đại họa cho hai mẹ con. Vua (Đề Bà Đạt Đa )nổi con ghen suy nghĩ : “nếu bây giờ thằng nhóc này còn nhỏ mà nó còn lấy hết tình cảm và thời gian của hoàng hậu dành cho ta, nếu mai mốt lớn lên thì xong luôn”. Cho nên vua nổi giận kêu người lôi hoàng tử ra, thương con quá hoàng hậu xỉu lên xỉu xuống, hoàng hậu không ngờ là vua lại nổi giận đến như vậy. Ông vua sai người chặt Bồ Tát ra từng khúc, trong kinh nói lúc đó Bồ Tát gần đắc rồi nhưng do nghiệp sát nhiều đời cho nên Ngài bị như vậy. Ngài còn nhỏ lắm bị chặt như vậy nhưng không giận cha, không giận người chặt mình mà chỉ nghĩ là ta đang trả nghiệp, bây giờ không ai làm chỗ nương dựa, chỗ dựa duy nhất là mẹ mà mẹ cũng cứu ta không nỗi thì thôi ta đi với nghiệp của ta. Ngài nghĩ như vậy và chịu trận. Khi ông đao phủ tâu lên vua là hoàng tử đã chết rồi, ông vua tỉnh bơ. Nảy giờ có người đứng ôm hoàng hậu và khi buông bà ra bà chạy đến ôm xác con và bà chịu không nỗi bà bị nhồi máu cơ tim đứt gân máu, vỡ mạch máu mà chết. Hoàng tử chết, hoàng hậu chết theo và khi hoàng hậu chết thì ông vua nhào tới, từ ngai vàng vua vừa bước xuống thì đất nứt ra nó hút ông (tiếng Mỹ kêu là sinkhole trường hợp này có thiệt, VN mình gọi là hố tử thần). Nghiệp ông nặng quá ông xúc phạm một vị Bồ Tát cho nên đất sụp nuốt ông và ông đi vào địa ngục A Tỳ.
Cho nên mình phải nhớ cẩn thận oan trái, tôi nói rồi không thích có nghĩa là không thích chứ đừng để qua ghét.
Bài kinh này có nghĩa là không dùng trí, không cẩn trọng bài xích đối tượng khả kính đây là tội đủ để đọa, không cẩn trọng, không trí tuệ mà lại chấp nhận đi theo đối tượng không ra gì thì chừng đó cũng đủ bị đọa, đi theo đây có nghĩa là nó tào lao mình cũng tào lao theo chứ không phải nó đi trước mình đi đằng sau mà tội lỗi gì. Cho nên vấn đề khen chê ở đây không phải trên cửa miệng mà nó là quan điểm tinh thần, quan điểm tâm lý.
Sư Giác Nguyên
(Chép lại bài giảng của Sư ngày 17-7-2018)
Khen Chê

No comments:

Post a Comment